Ý kiến Người_cá_Feejee

Ý kiến đánh giá của một người Nhật

FeeJee là một hiện tượng khiến các nhà khoa học thời đó đau đầu vì không thể lý giải nổi được sự tồn tại của sinh vật kỳ quái này. Người ta bắt đầu nghĩ rằng giống như việc loài người tiến hóa từ vượn người, thì người cá có nguồn gốc từ loài cá khỉ. FeeJee là tổ tiên cuối cùng của người cá, chúng bị tuyệt chủng do thay đổi khí hậu và sự biến đổi của bề mặt trái đất. Nhiều ý kiến chỉ ra đây là một sự giả tạo. Nó được làm nên từ hai con vật khâu lại với nhau một cách tỉ mỉ nhằm kiếm tiền từ sự tò mò của công chúng. Người ta còn cho rằng người cá Fiji là sản phẩm của ngư dân Nhật Bản những người có nghệ thuật truyền thống tạo ra những sinh vật kỳ lạ. Tiến sĩ Griffin tên thật là Levi Lyman, một trong những cấp dưới của Barnum.

Câu chuyện là thuyền trưởng người Mỹ Samuel Barrett Eades mua “người cá” từ các thủy thủ Nhật Bản vào năm 1822 với giá 6.000 USD. Thông qua Eades, sinh vật này được triển lãm ở thủ đô London nước Anh trong cùng năm. Người ta tin rằng người cá bị phá hủy trong một trận hỏa hoạn ở nhà bảo tàng Barnum năm 1865. Cũng có người tin rằng người cá Fiji còn sống sót và được đưa đến Nhà bảo tàng Khảo cổ và Dân tộc học Peabody của Đại học Harvard. Tuy nhiên, không ai biết được sinh vật ở nhà bảo tàng này có đúng thật là Người cá Fiji nguyên bản của Barnum hay không.

Năm 2011, một nhóm nghiên cứu đưa ra một kết luận khẳng định FeeJee thực chất chỉ là một trò lừa bịp. Đó là một sản phẩm cấy ghép tinh vi giữa mình khỉ và đuôi cá. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công nghệ tiên tiến đề điều tra kỹ lưỡng cấu tạo của loài cá khỉ này. Chụp X-quang mẫu xác ướp cá khỉ tại viện Bảo tàng Horniman. Xác ướp cá khỉ thực chất được làm từ giấy, lá cây, dây sắt, đất sét, các mẩu xương cá và chân gà. Không có một dấu vết nào liên quan tới khỉ. Ban đầu FeeJee chỉ được tạo ra như một vật may mắn cho ngư dân mỗi lần xa khơi nhưng không ngờ nó lại trở nên nổi tiếng, khiến nhiều người tin tưởng hơn vào sự tồn tại của người cá.